0 - 50,000 đ        

Hướng dẫn nuôi ngan pháp đúng chuẩn

1. Khâu chuẩn bị nuôi ngan

cách chăn nuôi ngan, cách chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi ngan đúng chuẩn nhà nông

Chuồng, trại nuôi ngan

Bạn có thể xây dựng kiên cố nếu chăn nuôi quy mô lớn hoặc xây dựng đơn giản và tận dụng các vật liệu có sẵn như: tre, gỗ, nứa… để nuôi ngan. Đảm bảo chuồng nuôi phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát, cản được mưa gió.

Phải rào kĩ chuồng để tránh chuột, rắn… vào cắn ngan. Lát nền chuồng bằng gạch, xi măng nhưng phải đảm bảo độ dốc nghiêng về phía cống thoát nước để tiện lợi cho công tác cọ rửa, vệ sinh chuồng trại.

Nếu nuôi ngan trên cạn, bạn phải xây thêm sân chơi và bể nước để cho vật nuôi bơi và tắm rửa. Trồng thêm cây xanh hoặc lợp mái che để lấy bóng mát. Khu sân và bể nước phải rào kĩ, tránh ngan xổng ra ngoài. Nếu nuôi ngan kết hợp chăn thả ngoài đồng ruộng thì không cần xây bể nước.

Chuồng nuôi ngan phải bố trí máng ăn, máng uống đầy đủ, vệ sinh cọ rửa hàng ngày và cung cấp nước sạch thường xuyên cho ngan uống theo nhu cầu.

Lựa chọn giống ngan

Hiện nay để việc lựa chọn giống ngan chăn nuôi dễ dàng hơn, người ta chia thành 2 nhóm chính:

  • Giống ngan nội: bao gồm các giống như ngan Trâu, ngan Dé, ngan Sen… Mặc dù giống ngan nội cho năng suất thịt, trứng thấp nhưng bù lại chúng dễ nuôi, thích nghi tốt với phương thức chăn thả, sức đề kháng cao, ít bệnh tật và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta.
  • Giống ngan ngoại: R31, R51, R71… là giống ngan Pháp. Ưu điểm lớn nhất của giống ngan ngoại chính là cho năng suất thịt, trứng rất cao. Do vậy, một trong những cách nuôi ngan nhanh lớn chính là sử dụng giống ngoại nhập để tăng hiệu quả chăn nuôi.

Bạn nên chọn lựa những con ngan con nở đúng sau 34 -35 ngày ấp trứng, khỏe mạnh, tác phong nhanh nhẹn, lông khô và bông, mắt sáng. Không lựa chọn các con có một trong những đặc điểm sau: khèo chân, bết lông, bết hậu môn, kích thước quá bé, hở rốn,…

Ngan đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn ngan cái. Do vậy, nếu nuôi ngan lấy thịt thì nên chọn những con ngan đực để nuôi sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đàn ngan mới nở, những con ngan đực thường đầu to, mỏ dài, chân to hơn và không linh hoạt bằng ngan mái.

Cách úm ngan con

Cần phải sát trùng chuồng trại trước khi úm ngan. Dùng chất độn như mùn cưa, hoặc rơm rạ băm nhỏ để làm chất độn chuồng. Đảm bảo máng ăn, máng uống sạch sẽ, chuồng nuôi phải thoáng nhưng không được cho gió lùa và đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng. Trước khi thả ngan con vào phải sưởi ấm chuồng nuôi.

Nhiệt độ trong chuồng úm ngan

Mỗi độ tuổi của ngan cần duy trì nhiệt độ thích hợp để đảm bảo ngan khỏe mạnh nhất:

  • Duy trì nhiệt độ từ 31 – 32 độ C khi ngan đạt từ 1 – 3 ngày tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 29 – 30 độ C khi ngan đạt từ 4 – 8 ngày tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 27 – 28 độ C khi ngan đạt từ 9 – 13 ngày tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 25 – 26 độ C khi ngan đạt từ 14 – 28 ngày tuổi

Nhiệt độ chuồng nuôi được đo tại khoảng cách cao ngang đầu ngan là chuẩn nhất. Trên 28 ngày tuổi có thể cho ngan sống theo nhiệt độ của môi trường tự nhiên.

Chế độ chiếu sáng khi nuôi ngan con

Cần chiếu sáng 24/24 tiếng cho đến khi ngan con đạt 1 tuần tuổi. Chiếu sáng 20/24 tiếng đến khi ngan con đạt 2 tuần tuổi. Chiếu sáng 16/24 tiếng cho đến khi ngan con đạt 3 tuần tuổi. Từ 4 tuần tuổi trở đi cho ngan sống theo điều kiện sáng tự nhiên.

2. Kỹ thuật nuôi ngan đúng chuẩn

cách chăn nuôi ngan, cách chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi ngan đúng chuẩn nhà nông

Thức ăn cho ngan

Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên, hoặc thức ăn đậm đặc trộn với cơm, hoặc dùng các đơn nguyên như: Tấm, ngô, gạo lứt, đỗ tương, cám gạo, bột cá nhạt, bột đầu tôm, premix VTM, khoáng hoặc dùng cơm cho ngan con.

Thóc luộc, thóc sống cho ngan choai, hậu bị, sinh sản trộn với mồi tươi (30 – 40% tuỳ loại) như: Tôm, tép, cua, ốc, giun đất, don dắt, rạm, bọ đỏ . . . và các loại côn trùng khác. Có thể dùng bổ sung thêm rau xanh.

Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.

Giai đoạn ngan từ 1 – 29 ngày tuổi : Dùng thức ăn dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho ngan ăn. Đối với ngan chăn thả khi cho ăn trên nền hoặc nilon phải rắc thức ăn đều và rộng để tất cả ngan được ăn một lúc.

Giai đoạn 2 từ ngày tuổi 29 – 56 cho ăn 112 gram/con /ngày. Ở giai đoạn 29 ngày tuổi trở đi mục tiêu là giữ cho đàn ngan giống phát triển trọng lượng theo biểu đồ, vì sự sai khác về trọng lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này. Nếu trọng lượng vượt phải giảm lượng thức ăn hàng ngày và ngược lại.

Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự do cả nuôi nhốt và nuôi thả. Đến 63 ngày tuổi (nuôi nhốt) và 84 ngày tuổi (nuôi chăn thả) là kết thúc đạt trọng lượng giết thịt.

Chăm sóc ngan

Dọn vệ sinh chuồng trại, rửa sạch máng ăn máng uống hàng ngày. Đảm bảo môi trường sạch sẽ cho ngan sinh trưởng và phát triển tốt. Định kì 2 lần/tháng bạn tiến hành sát khuẩn chuồng trại.

Bạn phải theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn ngan hằng ngày để kịp thời phát hiện và xử lý nếu như ngan gặp phải vấn đề:

  • Ngan con chụm đống lại tức là đang bị lạnh.
  • Ngan con há hốc mỏ, cánh dơ lên tức là đang quá nóng.
  • Ngan không di chuyển mà nằm tại khu vực nhất định là đang bị gió lùa.
  • Lông ngan bết dính là môi trường sống ẩm thấp kết hợp với chế độ dinh dưỡng không đủ.

Tiêm phòng đầy đủ cho ngan

Ngày tuổi Thuốc và vacxin
1 – 3 – Bổ sung vitamin: B1, B – complex, ADE hoặc dầu cá.– Dự phòng bằng kháng sinh Ampi – coli, Steptomycin…
– Tiêm vacxin phòng dịch tả lần 1.
18 – 25  Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh.
28 – 46 Sử dụng các loại kháng sinh dự phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn kết hợp với vitamin.
56 – 60 Tiêm vacxin phòng dịch tả lần 2.
70 – 120 Sử dụng kháng sinh dự phòng bệnh, kết hợp bổ sung vitamin định kì 1 – 2 tháng/lần trong 3 – 5 ngày.
180 – 190 – Tiêm vacxin phòng dịch tả lần 3.
– Sử dụng kháng sinh và bổ sung vitamin phòng bệnh trong giai đoạn đẻ trứng.
Sau khi đẻ 6 tháng – Tiêm vacxin phòng dịch tả mũi nhắc lại.
– Định kì phòng bệnh bằng kháng sinh 1 – 2 tháng/lần.

1 số bệnh thường gặp ở ngan

Bệnh tụ huyết trùng

Ngan có biểu hiện: sốt cao, xù lông, khó thở, ăn kém, ủ rũ. Bệnh khiến viêm đường hô hấp, làm nước mắt, mũi chảy, tiêu chảy dạng trắng nhầy rồi sau chuyển sang màu vàng lục. Bệnh lâu khiến ngan khó di chuyển và cơ thể gầy yếu.

Nguyên nhân mắc bệnh tụ huyết trùng thường do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do môi trường sống thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém và nuôi nhốt chật chội.

Phòng bệnh bằng cách nuôi đúng theo mật độ khuyến cáo. Chăm sóc và quản lý đàn ngan tốt, cho ăn đủ chất và đủ lượng kết hợp tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Bệnh phó thương hàn

Ngan mới nở mắc bệnh sẽ chết ngay. Ngan lớn hơn sẽ tiêu chảy nặng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, điệu bộ ủ rũ, cánh xã xuống, lông dựng ngược. Ngan có biểu hiện thần kinh như: đi loạng choạng, run, lắc đầu và nghẹo cổ. Ngan đang trong thời kì sinh sản sẽ làm giảm tỉ lệ ấp nở thành công.

Do chưa có vacxin phòng bệnh nên vệ sinh môi trường nuôi ngan là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Định kì sát khuẩn chuồng trại kết hợp bổ sung đầy đủ dưỡng chất nâng cao sức đề kháng.

TIN TỨC KHÁC
  • Tư vấn khách hàng
    0983.882.813  zalo trại giống thu hà
    0941.771.563  zalo trại giống thu hà
    Icon trại giống thu hà

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm